Đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp!

"Giải pháp thuế toàn diện - tiết kiệm tối đa"

Đồng hành cùng doanh nghiệp!

"Giải pháp thuế toàn diện - tiết kiệm tối đa"

Đồng hành cùng doanh nghiệp!

"Giải pháp thuế toàn diện - tiết kiệm tối đa"

 

0911.95.8838

3 Rủi ro & 7 phương pháp phòng tránh kiểm tra sau thông quan

03 RỦI RO & 07 BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH KHI KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

 

 

Kiểm tra báo cáo quyết toán ( hay còn gọi là báo cáo xuất – nhập – tồn ) là một công việc thường xuyên của các chi cục hải quan , đặc biệt là tại các KCN ( Bắc Ninh, Bắc Giang , Vĩnh phúc , Thái Nguyên .. ) thông thường các doanh nghiệp FDI bị phạt và truy thu thuế do lượng nguyên liệu, vật tư đưa vào sản xuất theo cách tính của doanh nghiệp bị đoàn kiểm tra hải quan chứng minh không đúng so với toàn bộ hồ sơ, dữ liệu cơ quan hải quan thu thập được. Vấn đề này dẫn đến 03 hậu quả như sau:

 

- Truy thu số thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng (VAT) do kê khai không đúng số lượng nguyên vật liệu, sản phẩm so với số liệu cơ quan hải quan chứng minh.

- Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính (việc sai lệch trên sổ sách,phần mềm, xây dựng định mức, lưu trữ hồ sơ,không thông báo hoặc gian lận khai báo cơ sở gia công chế biến khác, nhà xưởng, nhà kho lưu giữ hàng hóa …). Đặc biệt bị xử phạt tối thiểu 20% hoặc từ 1 đến 3 lần số thuế bị truy thu nói trên (tùy thuộc vào số tiền thuế bị truy thu) + số tiền phạt chậm nộp tính từ ngày thông quan lô hàng nhập.

- Gặp bất lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan (thay đổi phân luồng tờ khai, bị kiểm tra thực tế nhiều lần) và quá trình giải quyết quyền lợi về thuế đối với hàng hóa XNK sau này.

 

03 Nguyên nhân chính:

 

  • Bộ phận kế toán thuế:

- Bút toán hạch toán kê khai không đúng với quá trình thanh toán mua nguyên liệu, vật tư hoặc quá trình bán sản phẩm không phù hợp với chứng từ thanh toán lưu trong hồ sơ, phần mềm (sai phương thức thanh toán,trị giá tính thuế nhập khẩu, tỉ giá…).

- Không giải thích được các khoản thu nhập (doanh thu bán hàng và các thu nhập khác) của doanh nghiệp.

- Không theo dõi được nguyên vật liệu tiêu hao (nguyên vật liệu hao hụt, nguyên vật liệu lỗi hỏng, sản phẩm lỗi hỏng, tiêu hủy ...)

  • Bộ phận kho

- Cập nhật vào sổ kế toán, sổ kho không chính xác các mã nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục nhập khẩu so với dữ liệu của cơ quan hải quan (sai số lượng, đơn vị tính, trị giá, không phù hợp thời gian …).

- Số liệu kiểm kê thực tế kho không đồng nhất với số liệu của bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận kế toán.

  • Bộ phận xuất nhập khẩu

- Số liệu bộ phận xuất nhập khẩu, số liệu báo cáo quyết toán không phù hợp với số liệu của báo cáo tài chính đã được kiểm toán (ví dụ: Số tồn cuối kỳ của các tài khoản 152, 155, 154 .. ).

- Định mức nộp cơ quan hải quan không thống nhất, không phù hợp hoặc xây dựng định mức sai.

- Không khai báo hoặc khai báo sai khi thay đổi địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất hoặc nơi lưu giữ hàng hóa.

- "Nhập sai" mã HS dẫn đến việc áp thuế với sản phẩm của doanh nghiệp không đúng

 

07 biện pháp phòng tránh:

  1. Tra soát toàn bộ quy trình từ khi nhập nguyên liệu, xuất sản phẩm, lập báo cáo quyết toán đồng bộ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
  2. Chủ động kiểm kê và đối chiếu chéo các số liệu tổng hợp từ kiểm kê kho
  3. Chủ động theo dõi xây dựng định mức thực tế
  4. Quản lý nguyên liệu, vật liệu tiêu hao để không vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được quy định
  5. Mọi thay đổi liên quan đến địa điểm sản xuất, chế biến, lưu giữ hàng hóa sản phẩm phải thông báo lên cục Hải quan bằng văn bản.
  6. Tham chiếu với số liệu của cơ quan hải quan (nếu có)
  7. Cập nhật các nghị định, thông tư sửa đổi hoặc mới của chính phủ về vấn đề khai báo làm thủ tục hải quan.

 

 

 

Nguồn: taxservices.com.vn

03 RỦI RO & 07 BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH KHI KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

 

Kiểm tra báo cáo quyết toán ( hay còn gọi là báo cáo xuất – nhập – tồn ) là một công việc thường xuyên của các chi cục hải quan , đặc biệt là tại các KCN ( Bắc Ninh, Bắc Giang , Vĩnh phúc , Thái Nguyên .. ) thông thường các doanh nghiệp FDI bị phạt và truy thu thuế  do lượng nguyên liệu, vật tư đưa vào sản xuất theo cách tính của doanh nghiệp bị đoàn kiểm tra hải quan chứng minh không đúng so với toàn bộ hồ sơ, dữ liệu cơ quan hải quan thu thập được. Vấn đề này dẫn đến 03 hậu quả như sau:

 

- Truy thu số thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng (VAT) do kê khai không đúng số lượng nguyên vật liệu, sản phẩm so với số liệu cơ quan hải quan chứng minh.

 

- Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính (việc sai lệch trên sổ sách,phần mềm, xây dựng định mức, lưu trữ hồ sơ,không thông báo hoặc gian lận khai báo cơ sở gia công chế biến khác, nhà xưởng, nhà kho lưu giữ hàng hóa …). Đặc biệt bị xử phạt tối thiểu 20% hoặc từ 1- 3 lần số thuế bị truy thu nói trên (tùy thuộc vào số tiền thuế bị truy thu) + số tiền phạt chậm nộp tính từ ngày thông quan lô hàng nhập.

 

- Gặp bất lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan (thay đổi phân luồng tờ khai, bị kiểm tra thực tế nhiều lần) và quá trình giải quyết quyền lợi về thuế đối với hàng hóa XNK sau này.

 

03 Nguyên nhân chính:

 

* Bộ phận kế toán thuế:

  • Bút toán hạch toán kê khai không đúng với quá trình thanh toán mua nguyên liệu, vật tư hoặc quá trình bán sản phẩm không phù hợp với chứng từ thanh toán lưu trong hồ sơ, phần mềm (sai phương thức thanh toán,trị giá tính thuế nhập khẩu, tỉ giá…).
  • Không giải thích được các khoản thu nhập (doanh thu bán hàng và các thu nhập khác) của doanh nghiệp.
  • Không theo dõi được nguyên vật liệu tiêu hao (nguyên vật liệu hao hụt, nguyên vật liệu lỗi hỏng, sản phẩm lỗi hỏng, tiêu hủy ...)

 

* Bộ phận kho

  • Cập nhật vào sổ kế toán, sổ kho không chính xác các mã nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục nhập khẩu so với dữ liệu của cơ quan hải quan (sai số lượng, đơn vị tính, trị giá, không phù hợp thời gian …).
  • Số liệu kiểm kê thực tế kho không đồng nhất với số liệu của bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận kế toán.

 

* Bộ phận xuất nhập khẩu

  • Số liệu bộ phận xuất nhập khẩu, số liệu báo cáo quyết toán không phù hợp với số liệu của báo cáo tài chính đã được kiểm toán (ví dụ: Số tồn cuối kỳ của các tài khoản 152, 155, 154 .. ).
  • Định mức nộp cơ quan hải quan không thống nhất, không phù hợp hoặc xây dựng định mức sai.
  • Không khai báo hoặc khai báo sai khi thay đổi địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất hoặc nơi lưu giữ hàng hóa.
  • "Nhập sai" mã HS dẫn đến việc áp thuế với sản phẩm của doanh nghiệp không đúng

 

07 biện pháp phòng tránh:

 

  1. Tra soát toàn bộ quy trình từ khi nhập nguyên liệu, xuất sản phẩm, lập báo cáo quyết toán đồng bộ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
  2. Chủ động kiểm kê và đối chiếu chéo các số liệu tổng hợp từ kiểm kê kho
  3. Chủ động theo dõi xây dựng định mức thực tế
  4. Quản lý nguyên liệu, vật liệu tiêu hao để không vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được quy định
  5. Mọi thay đổi liên quan đến địa điểm sản xuất, chế biến, lưu giữ hàng hóa sản phẩm phải thông báo lên cục Hải quan bằng văn bản.
  6. Tham chiếu với số liệu của cơ quan hải quan (nếu có)
  7. Cập nhật các nghị định, thông tư sửa đổi hoặc mới của chính phủ về vấn đề khai báo làm thủ tục hải quan.

 

Nguồn:taxservices.com.vn 

Tin tức khác